Máy đo phổ từ Alpha Đinh_Triệu_Trung

Bài chi tiết: Máy đo phổ từ Alpha

Năm 1995, không lâu sau khi hủy bỏ dự án Superconducting Super Collider (Máy gia tốc siêu va chạm siêu dẫn) đã khiến cho các khả năng thí nghiệm Vật lý năng lượng cao trên Trái Đất giảm đi rất nhiều, Ts. Trung đã đề xuất phương án Máy đo phổ từ Alpha, một máy dò tia vũ trụ đặt trên không gian. Đề nghị này được chấp thuận, ông trở thành nhà nghiên cứu chính và từ đó đã chỉ đạo việc triển khai dự án. Một máy nguyên mẫu - AMS-01 – đã được chở và thử trên tàu con thoi chuyến bay STS-91 năm 1998. Máy chính - AMS-02 – sau đó đã được lên kế hoạch sẽ chở trên tàu con thoi và lắp ráp vào Trạm vũ trụ Quốc tế.[5]

Dự án này tiêu tốn 1,5 tỷ dollar Mỹ với sự tham gia của 500 nhà khoa học từ 56 cơ quan, viện và 16 quốc gia. Sau Tại nạn tàu con thoi Columbia năm 2003, NASA tuyên bố là tàu con thoi sẽ ngưng hoạt động năm 2010 và rằng AMS-02 không có tên trong bảng kê khai hàng sẽ chở trên các chuyến bay của tàu con thoi còn lại. Ts. Trung đã buộc phải vận động ngoài hành lang Quốc hội Hoa Kỳ và chính quyền để có được một chuyến bay thêm của tàu con thoi dành cho dự án trên. Cũng trong thời gian này, ông phải xử lý nhiều vấn đề kỹ thuật trong chế tạo và quy định phẩm chất mô-đun không gian cho máy dò cực kỳ nhạy cảm và tinh vi. AMS-02 đã được chở thành công trên chuyến bay STS-134 của tàu con thoi ngày 16.5.2011 và được lắp ráp trên Trạm vũ trụ Quốc tế ngày 19.5.2011.[6][7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đinh_Triệu_Trung http://articles.boston.com/2011-04-10/yourtown/294... http://nobel-winners.com/Physics/samuel_chao_chung... http://www.nytimes.com/2010/11/17/science/space/17... http://www.space.com/businesstechnology/090902-tw-... http://adsabs.harvard.edu/abs/1974PhRvL..33.1404A http://mit.edu/physics/facultyandstaff/faculty/sam... http://web.mit.edu/physics/facultyandstaff/faculty... http://www.nasa.gov/mission_pages/station/science/... http://www.osti.gov/accomplishments/ting.html http://www.osti.gov/cgi-bin/rd_accomplishments/dis...